a
THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
a
CÂU CHUYỆN THƯ VIỆN

CÂU CHUYỆN THƯ VIỆN

  • 26/03/2015
CẢM NHẬN VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG

Mỗi lần tới trường THPT Nguyễn thượng Hiền là được có cảm giác bình yên, cảm giác yên tâm xen lẫn tự hào của người làm cha, làm mẹ khi con em mình được học ở ngôi trường này. Trong khuôn viên yên tĩnh là các khối lớp học giữa là những sân trường với các cây bàng, phượng, điệp luôn toả bóng mát chohọc sinh mỗi giờ ra chơi, là các khu thể thao và phụ trợ hiện đại, sau các giờ học căng thẳng các trò trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có thể chơi bất cứ môn thể thao nào mình thích… và đặc biệt là thư viện trường, nơi các trò lại có thể thả hồn vào các trang sách để du hành trong thế giới bao la của tri thức.
Khi chim hót trên những nhành cây ngoài sân trường thì trong thư viện là tiếng nhạc du dương trong không khi mát lạnh, đó là cảm nhận đầu tiên cho việc sẵng sàng tiếp nhận những kiến thức mới trong kho tàng mênh mông này. Một quả địa cầu đang treo giữa không trung như một điểm nhấn trung tâm cho không gian thư viện là khu đọc, tham khảo tài liệu và các giá sách, với các thiết bị từ chất liệu cho tới kiểu dáng được thiết kế rất thân thiện làm không khí như bình yên hơn. Mặc dù đang có rất nhiều học sinh đang ở trong thư viện, người đang chọn, người chăm chú đọc hay có vài cháu đang thảo luận nhóm nhưng không làm thư viện bị ồn hơn mà ngược lại…
Đang mải mê quan sát thì giật mình vì chợt nghe một lời chào nhẹ nhàng của cô thủ thư, với nụ cười rất tươi cô đề nghị được hướng dẫn chúng tôi tham quan thư viện. Theo chân cô thủ thư mới thấy rõ hơn về cấu trúc không gian của thư viện, với lối bài trí, sắp đặt chuyên nghiệp và khoa học làm cho thư viện như rộng thêm ra, làm việc tìm và tra khảo tài liệu thêm dễ dàng hơn, chắc chắn sẽ lôi cuốn học trò chăm tới thư viện hơn sau một lần tới, cảm nhận là mọi vật dụng, thiết bị được chăm sóc rất cẩn thận, kỹ càng.
Điều bất ngờ nhất đó là phần “điện tử” của thư viện, theo người hướng dẫn phần này được tài trợ bởi một hãng điện tử lớn và được bố trí ở một không gian riêng được ngăn cách với thư viện truyền thống bằng các giá, kệ nhờ được sắp đặt rất khéo nên việc ngăn cách chỉ như mang tính ước lệ. Do được trang bị bằng các thiết bị hiện đại nhất của hãng (máy tính, màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch và các thiết bị tương tác khác) làm cho thư viện trở nên “thông minh hơn”, giúp việc tra cứu, tìm hiểu thêm phần dễ dàng và thuận tiện hơn, làm cho việc học và đọc gần với việc “chơi” của giới trẻ ngày nay, góp phần không nhỏ trong việc đọc và tự học của học sinh, họ có điều kiện tốt hơn nâng cao tính tự lập của bản thân. Không gian tri thức mà “thư viện thông minh” mang lại trở nên rộng mở hơn vì khả năng cập nhật vô biên và kết nối không biên giới trong thế giới phẳng hiện nay. Học sinh của trường có điều kiện được học hỏi không những các kiến thức căn bản, truyền thống mà còn được cập nhật các kiến thức, phát minh mới nhất, hiện đại nhất của nền văn minh nhân loại.
Chia tay cô thủ thư để rời thư viện vẫn còn muốn ở lại tìm hiểu thêm, muốn như các học trò được ngồi đọc, được ngâm nga thật lâu trong không gian lôi cuốn đó… cảm giác yên lành, nhưng vẫn thấy giá như bên ngoài thư viện được bài trí lôi cuốn hơn, bắt mắt hơn thì chắc chắn sẽ còn nhiều học sinh nữa chăm lui tới, hay có thể kết nối với thư viện từ bên ngoài sẽ làm thư viện “mở” hơn, đa dạng hơn.
Tin tưởng rằng thư viện sẽ luôn được nhà trường chăm chút góp phần giúp con em chúng tôi hiểu biết hơn, thông thái hơn để trở thành những con người đủ khả năng bước vào thế giới tri thức bao la trong nền văn minh nhân loại.
Chúc nhà trường luôn phát triển có thêm nhiều trò ngoan học giỏi!
Viết tại Tp.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2015
Trưởng ban Đại diện CMHS
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
(NGÔ XUÂN LỰC)
CẢM NHẬN VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG

Mỗi lần tới trường THPT Nguyễn thượng Hiền là được có cảm giác bình yên, cảm giác yên tâm xen lẫn tự hào của người làm cha, làm mẹ khi con em mình được học ở ngôi trường này. Trong khuôn viên yên tĩnh là các khối lớp học giữa là những sân trường với các cây bàng, phượng, điệp luôn toả bóng mát chohọc sinh mỗi giờ ra chơi, là các khu thể thao và phụ trợ hiện đại, sau các giờ học căng thẳng các trò trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có thể chơi bất cứ môn thể thao nào mình thích… và đặc biệt là thư viện trường, nơi các trò lại có thể thả hồn vào các trang sách để du hành trong thế giới bao la của tri thức.
Khi chim hót trên những nhành cây ngoài sân trường thì trong thư viện là tiếng nhạc du dương trong không khi mát lạnh, đó là cảm nhận đầu tiên cho việc sẵng sàng tiếp nhận những kiến thức mới trong kho tàng mênh mông này. Một quả địa cầu đang treo giữa không trung như một điểm nhấn trung tâm cho không gian thư viện là khu đọc, tham khảo tài liệu và các giá sách, với các thiết bị từ chất liệu cho tới kiểu dáng được thiết kế rất thân thiện làm không khí như bình yên hơn. Mặc dù đang có rất nhiều học sinh đang ở trong thư viện, người đang chọn, người chăm chú đọc hay có vài cháu đang thảo luận nhóm nhưng không làm thư viện bị ồn hơn mà ngược lại…
Đang mải mê quan sát thì giật mình vì chợt nghe một lời chào nhẹ nhàng của cô thủ thư, với nụ cười rất tươi cô đề nghị được hướng dẫn chúng tôi tham quan thư viện. Theo chân cô thủ thư mới thấy rõ hơn về cấu trúc không gian của thư viện, với lối bài trí, sắp đặt chuyên nghiệp và khoa học làm cho thư viện như rộng thêm ra, làm việc tìm và tra khảo tài liệu thêm dễ dàng hơn, chắc chắn sẽ lôi cuốn học trò chăm tới thư viện hơn sau một lần tới, cảm nhận là mọi vật dụng, thiết bị được chăm sóc rất cẩn thận, kỹ càng.
Điều bất ngờ nhất đó là phần “điện tử” của thư viện, theo người hướng dẫn phần này được tài trợ bởi một hãng điện tử lớn và được bố trí ở một không gian riêng được ngăn cách với thư viện truyền thống bằng các giá, kệ nhờ được sắp đặt rất khéo nên việc ngăn cách chỉ như mang tính ước lệ. Do được trang bị bằng các thiết bị hiện đại nhất của hãng (máy tính, màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch và các thiết bị tương tác khác) làm cho thư viện trở nên “thông minh hơn”, giúp việc tra cứu, tìm hiểu thêm phần dễ dàng và thuận tiện hơn, làm cho việc học và đọc gần với việc “chơi” của giới trẻ ngày nay, góp phần không nhỏ trong việc đọc và tự học của học sinh, họ có điều kiện tốt hơn nâng cao tính tự lập của bản thân. Không gian tri thức mà “thư viện thông minh” mang lại trở nên rộng mở hơn vì khả năng cập nhật vô biên và kết nối không biên giới trong thế giới phẳng hiện nay. Học sinh của trường có điều kiện được học hỏi không những các kiến thức căn bản, truyền thống mà còn được cập nhật các kiến thức, phát minh mới nhất, hiện đại nhất của nền văn minh nhân loại.
Chia tay cô thủ thư để rời thư viện vẫn còn muốn ở lại tìm hiểu thêm, muốn như các học trò được ngồi đọc, được ngâm nga thật lâu trong không gian lôi cuốn đó… cảm giác yên lành, nhưng vẫn thấy giá như bên ngoài thư viện được bài trí lôi cuốn hơn, bắt mắt hơn thì chắc chắn sẽ còn nhiều học sinh nữa chăm lui tới, hay có thể kết nối với thư viện từ bên ngoài sẽ làm thư viện “mở” hơn, đa dạng hơn.
Tin tưởng rằng thư viện sẽ luôn được nhà trường chăm chút góp phần giúp con em chúng tôi hiểu biết hơn, thông thái hơn để trở thành những con người đủ khả năng bước vào thế giới tri thức bao la trong nền văn minh nhân loại.
Chúc nhà trường luôn phát triển có thêm nhiều trò ngoan học giỏi!
Viết tại Tp.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2015
Trưởng ban Đại diện CMHS
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
(NGÔ XUÂN LỰC)
THẾ GIỚI TRI THỨC

Phải khẳng định ngay rằng tôi là dân ngoại đạo, hoàn toàn mù tịt về nghiệp vụ thư viện, bởi đơn giản, công việc chính của tôi là gõ đầu trẻ – cái nghề vẫn được xã hội trân trọng gọi bằng cụm từ đầy hàm nghĩa – nghề đưa đò thầm lặng. Tôi đến với thư viện trường trong một sự tình cờ đơn giản chỉ bởi hai chữ: duyên số. Và thế là giờ đây, ngoài công việc dạy học, tôi còn được giao thêm nhiệm vụ tại thư viện trường.
Thú thực là, ấn tượng ban đầu của tôi về cái kho chứa sách này (cụm từ mà tôi vẫn sử dụng trước khi gắn bó với nó) hoàn toàn là… bình thường, ngoài việc nó tương đối rộng rãi thoáng đãng và được bài trí gọn gàng ngăn nắp. Hiếm có thư viện trường phổ thông nào lại được trang bị đầy đủ và đầu tư như thư viện trường tôi.Và đó cũng có lẽ là ấn tượng đẹp nhất của tôi về nó.
Ban đầu, tôi chỉ nghĩa đơn giản rằng, trực thư viện thì cùng lắm cũng chỉ là lâu lâu lại nhắc nhở mấy đứa học trò đang cặm cụi ngấu nghiến mấy quyển sách dày cộp trên bàn hay quá lắm là xếp vài quyển sách đã bám đầy bụi bẩn trên kệ đang bị nghiêng đổ vì lâu lắm chẳng ai thèm ngó tới. Nhưng đến khi vào làm việc trong thư viện, tôi mới hay, thì ra công việc lại chẳng hề đơn giản tí nào. Không quá khó, nhưng lại vô cùng phức tạp, bởi lẽ, nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt là niềm đam mê với những quyển sách. Mà điều này lại không hề sẵn có ở tôi.Có lẽ, điều ấn tượng nhất với tôi ở cái thư viện này là chị thủ thư, một con người cần mẫn, chăm chỉ với công việc có phần nhàm chán ấy – theo suy nghĩ của tôi. Nhưng, có lẽ chính thái độ và cách ứng xử với công việc của chị đã khiến tôi có thiện cảm với thư viện trường hơn.
Tôi vẫn như vậy, vẫn đều đặn đến trực tại thư viện, vẫn thực hiện công việc như một nghĩa vụ đã được lập trình sẵn. Nhưng càng tiếp xúc với thư viện, tôi càng cảm thấy nó có một thứ hấp lực kì lạ, một sức thu hút khó cưỡng đối với lũ học trò trường tôi. Và khoảng thời gian hai mươi phút ra chơi ngắn ngủi mới thực sự là khoảnh khắc sống thật sự của cái thư viện này. Không gian tĩnh lặng vốn có trong hầu hết thời gian bỗng chốc được khoác lên bằng nhữngkhuôn hình sinh động nhất, tươi vui nhất.Hầu như giờ ra chơi nào, tôi và chị thủ thư cũng phải căng mình ra để đáp ứng nhu cầu được tìm hiểu thế giới văn minh qua những trang sách của lũ học trò vốn nổi tiếng ham học của trường tôi. Đó là chưa kể đến những hoạt động học nhóm, trao đổi thảo luận đề tài… mà chúng nó được giao trên lớp. Rồi hình ảnh của nhiều thầy cô giáo miệt mài tra cứu thông tin hay trầm tư suy nghĩ trong khi trên tay cầm quyển sách đang đọc dở. Những hình ảnh đập vào mắt ấy khiến tôi bỗng liên tưởng đến một công viên sách thu nhỏ, nơi tôn vinh giá trị của văn hóa đọc sách, thứ văn hóa lâu nay dường như bị lãng quên bởi biết bao nhiêu lo toan, bận rộn của gánh nặng cơm áo trong cuộc sống.
Công việc thư viện tuy bận rộn nhưng cũng không thể khiến tôi quên chú tâm vào những hình ảnh đặc biệt hàng ngày đập vào mắt ở cái không gian tĩnh lặng này. Rồi tôi bỗng chú ý đến một cô bé học trò, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt trong nhanh nhẹn ẩn sau cặp kính cận khá dày cứ đều đặn hàng ngày bước vào thư viện khi tiếng chuông báo hiệu ra chơi vừa điểm và chỉ rời thư viện khi trong tay đã cầm chắc một quyển sách dày, trên môi không bao giờ quên nở nụ cười đầy thỏa mãn và cái gật đầu cảm ơn với chị thủ thư và đương nhiên là cả tôi nữa. Đều đặn mỗi ngày như thế. Đến một ngày, không chịu đựng nổi cơn tò mò của mình, tôi đã hỏi em: “Ngày nào em cũng vào thư viện thế, không cảm thấy chán à?”. Vẫn miệt mài viết phiếu mượn sách và nụ cười tươi đầy thỏa mãn trên gương mặt, cô bé trả lời: “Thư viện trường mình thú vị lắm ạ! Em chỉ ước được có nhiều thời gian hơn nữa thôi” rồi vụt chạy ngay lên lớp cho tiết học sau. Câu trả lời của cô bé học trò thoáng làm tôi có chút nhạc nhiên.Chẳng nhẽ cái thư viện buồn tẻ này lại chứa đựng nhiều điều thú vị đến vậy? Và tôi, một thủ thư bất đắc dĩ lại không hề phát hiện ra điều đó dù đã hơn một tháng nay tiếp xúc với nó?
Giờ chơi kết thúc, mọi thứ trở lại với không gian tĩnh mịch lúc ban đầu. Tôi và chị thủ thư lại tiếp tục hoàn tất việc kiểm tra số sách đang dang dở, vừa loay hoay chuẩn bị xếp sách lên kệ. Dù cho tôi có cố tình bộc lộ thái độ uể oải, chán nản của mình, tôi vẫn không giấu được sự băn khoăn của mình về câu nói lúc nãy của cô bé học trò. “Em yêu với môn lịch sử cũng như chị gắn bó với thư viện này thôi”, câu nói bất ngờ của chị thủ thư làm tôi thoáng chút khó hiểu. “Chị nghĩ là với một giáo viên lịch sử như em, ắt hẳn em phải đam mê đọc sách lắm. Hãy thử đi, em sẽ thấy thư viện này thú vị thế nào”, vừa nói, chị vừa chỉ tay về phía kệ sách cũ ở góc khuất ở cuối thư viện. Vốn dĩ trong đầu còn chất chứa bao hoài nghi về câu nói của cô học trò nhỏ, lại thêm thái độ lạ lùng của chị thủ thư, tôi vội vã tiến nhanh về phía góc khuất ấy. Chao ôi! Một thế giới lịch sử, thật sự là một thế giới lịch sử đang hiện ra trước mắt tôi. Nào là Lịch sử Đông Nam Á, nào là Đại cách mạng Pháp, rồi thì Nho giáo ở Gia Định… những quyển sách mà tôi hằng ước ao thời sinh viên và đã đỏ mắt lùng sục cả ngày trời ở những hàng sách cũ mà vẫn không có, giờ đâylại đang được xếp ngay ngắn trước mắt tôi. Những quyển sách đã cho tôi cơ hội được đứng trên bục giảng, được thực hiện ước mơ trở thành nhà sử học trên bục giảng từ thuở nhỏ. Dường như chúng, những quyển sách vô tri ấy đang khơi lại trong tôi niềm đam mê được khám phá quá khứ vốn dĩ đã lùi xa của nhân loại, khơi lại khát khao được tận hưởng niềm đam mê đọc sách mà đã lâu lắm rồi tôi không còn được thấy nữa. Tôi hoan hỉ reo mừng, nâng niu chúng trên tay trong niềm vui sướng tột độ mà không hề biết rằng, sau lưng tôi, trên gương mặt chị thủ thưcũng vừa nở một nụ cười thật tươi.
Hôm nay là một ngày thật đặc biệt đối với thư viện trường tôi, ngày đón nhận quyết định trao tặng thư viện thông minh do tập đoàn Samsung tài trợ. Thế là lũ học trò trường tôi lại có thêm điều kiện và cơ hội để được học tập, được tiếp xúc với những giá trị văn minh đỉnh cao của nhân loại dễ dàng và thuận tiện hơn. Cũng vì thế mà chúng tôi có thể hoàn thành công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn. Và ắt hẳn, thư viện trường luôn là thế giới lý tưởng của khoa học, tri thức và những giá trị văn minh.
Thầy Hồng Quang – Tổ sử - Công tác viên thư viện
THẾ GIỚI TRI THỨC

Phải khẳng định ngay rằng tôi là dân ngoại đạo, hoàn toàn mù tịt về nghiệp vụ thư viện, bởi đơn giản, công việc chính của tôi là gõ đầu trẻ – cái nghề vẫn được xã hội trân trọng gọi bằng cụm từ đầy hàm nghĩa – nghề đưa đò thầm lặng. Tôi đến với thư viện trường trong một sự tình cờ đơn giản chỉ bởi hai chữ: duyên số. Và thế là giờ đây, ngoài công việc dạy học, tôi còn được giao thêm nhiệm vụ tại thư viện trường.
Thú thực là, ấn tượng ban đầu của tôi về cái kho chứa sách này (cụm từ mà tôi vẫn sử dụng trước khi gắn bó với nó) hoàn toàn là… bình thường, ngoài việc nó tương đối rộng rãi thoáng đãng và được bài trí gọn gàng ngăn nắp. Hiếm có thư viện trường phổ thông nào lại được trang bị đầy đủ và đầu tư như thư viện trường tôi.Và đó cũng có lẽ là ấn tượng đẹp nhất của tôi về nó.
Ban đầu, tôi chỉ nghĩa đơn giản rằng, trực thư viện thì cùng lắm cũng chỉ là lâu lâu lại nhắc nhở mấy đứa học trò đang cặm cụi ngấu nghiến mấy quyển sách dày cộp trên bàn hay quá lắm là xếp vài quyển sách đã bám đầy bụi bẩn trên kệ đang bị nghiêng đổ vì lâu lắm chẳng ai thèm ngó tới. Nhưng đến khi vào làm việc trong thư viện, tôi mới hay, thì ra công việc lại chẳng hề đơn giản tí nào. Không quá khó, nhưng lại vô cùng phức tạp, bởi lẽ, nó đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và đặc biệt là niềm đam mê với những quyển sách. Mà điều này lại không hề sẵn có ở tôi.Có lẽ, điều ấn tượng nhất với tôi ở cái thư viện này là chị thủ thư, một con người cần mẫn, chăm chỉ với công việc có phần nhàm chán ấy – theo suy nghĩ của tôi. Nhưng, có lẽ chính thái độ và cách ứng xử với công việc của chị đã khiến tôi có thiện cảm với thư viện trường hơn.
Tôi vẫn như vậy, vẫn đều đặn đến trực tại thư viện, vẫn thực hiện công việc như một nghĩa vụ đã được lập trình sẵn. Nhưng càng tiếp xúc với thư viện, tôi càng cảm thấy nó có một thứ hấp lực kì lạ, một sức thu hút khó cưỡng đối với lũ học trò trường tôi. Và khoảng thời gian hai mươi phút ra chơi ngắn ngủi mới thực sự là khoảnh khắc sống thật sự của cái thư viện này. Không gian tĩnh lặng vốn có trong hầu hết thời gian bỗng chốc được khoác lên bằng nhữngkhuôn hình sinh động nhất, tươi vui nhất.Hầu như giờ ra chơi nào, tôi và chị thủ thư cũng phải căng mình ra để đáp ứng nhu cầu được tìm hiểu thế giới văn minh qua những trang sách của lũ học trò vốn nổi tiếng ham học của trường tôi. Đó là chưa kể đến những hoạt động học nhóm, trao đổi thảo luận đề tài… mà chúng nó được giao trên lớp. Rồi hình ảnh của nhiều thầy cô giáo miệt mài tra cứu thông tin hay trầm tư suy nghĩ trong khi trên tay cầm quyển sách đang đọc dở. Những hình ảnh đập vào mắt ấy khiến tôi bỗng liên tưởng đến một công viên sách thu nhỏ, nơi tôn vinh giá trị của văn hóa đọc sách, thứ văn hóa lâu nay dường như bị lãng quên bởi biết bao nhiêu lo toan, bận rộn của gánh nặng cơm áo trong cuộc sống.
Công việc thư viện tuy bận rộn nhưng cũng không thể khiến tôi quên chú tâm vào những hình ảnh đặc biệt hàng ngày đập vào mắt ở cái không gian tĩnh lặng này. Rồi tôi bỗng chú ý đến một cô bé học trò, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt trong nhanh nhẹn ẩn sau cặp kính cận khá dày cứ đều đặn hàng ngày bước vào thư viện khi tiếng chuông báo hiệu ra chơi vừa điểm và chỉ rời thư viện khi trong tay đã cầm chắc một quyển sách dày, trên môi không bao giờ quên nở nụ cười đầy thỏa mãn và cái gật đầu cảm ơn với chị thủ thư và đương nhiên là cả tôi nữa. Đều đặn mỗi ngày như thế. Đến một ngày, không chịu đựng nổi cơn tò mò của mình, tôi đã hỏi em: “Ngày nào em cũng vào thư viện thế, không cảm thấy chán à?”. Vẫn miệt mài viết phiếu mượn sách và nụ cười tươi đầy thỏa mãn trên gương mặt, cô bé trả lời: “Thư viện trường mình thú vị lắm ạ! Em chỉ ước được có nhiều thời gian hơn nữa thôi” rồi vụt chạy ngay lên lớp cho tiết học sau. Câu trả lời của cô bé học trò thoáng làm tôi có chút nhạc nhiên.Chẳng nhẽ cái thư viện buồn tẻ này lại chứa đựng nhiều điều thú vị đến vậy? Và tôi, một thủ thư bất đắc dĩ lại không hề phát hiện ra điều đó dù đã hơn một tháng nay tiếp xúc với nó?
Giờ chơi kết thúc, mọi thứ trở lại với không gian tĩnh mịch lúc ban đầu. Tôi và chị thủ thư lại tiếp tục hoàn tất việc kiểm tra số sách đang dang dở, vừa loay hoay chuẩn bị xếp sách lên kệ. Dù cho tôi có cố tình bộc lộ thái độ uể oải, chán nản của mình, tôi vẫn không giấu được sự băn khoăn của mình về câu nói lúc nãy của cô bé học trò. “Em yêu với môn lịch sử cũng như chị gắn bó với thư viện này thôi”, câu nói bất ngờ của chị thủ thư làm tôi thoáng chút khó hiểu. “Chị nghĩ là với một giáo viên lịch sử như em, ắt hẳn em phải đam mê đọc sách lắm. Hãy thử đi, em sẽ thấy thư viện này thú vị thế nào”, vừa nói, chị vừa chỉ tay về phía kệ sách cũ ở góc khuất ở cuối thư viện. Vốn dĩ trong đầu còn chất chứa bao hoài nghi về câu nói của cô học trò nhỏ, lại thêm thái độ lạ lùng của chị thủ thư, tôi vội vã tiến nhanh về phía góc khuất ấy. Chao ôi! Một thế giới lịch sử, thật sự là một thế giới lịch sử đang hiện ra trước mắt tôi. Nào là Lịch sử Đông Nam Á, nào là Đại cách mạng Pháp, rồi thì Nho giáo ở Gia Định… những quyển sách mà tôi hằng ước ao thời sinh viên và đã đỏ mắt lùng sục cả ngày trời ở những hàng sách cũ mà vẫn không có, giờ đâylại đang được xếp ngay ngắn trước mắt tôi. Những quyển sách đã cho tôi cơ hội được đứng trên bục giảng, được thực hiện ước mơ trở thành nhà sử học trên bục giảng từ thuở nhỏ. Dường như chúng, những quyển sách vô tri ấy đang khơi lại trong tôi niềm đam mê được khám phá quá khứ vốn dĩ đã lùi xa của nhân loại, khơi lại khát khao được tận hưởng niềm đam mê đọc sách mà đã lâu lắm rồi tôi không còn được thấy nữa. Tôi hoan hỉ reo mừng, nâng niu chúng trên tay trong niềm vui sướng tột độ mà không hề biết rằng, sau lưng tôi, trên gương mặt chị thủ thưcũng vừa nở một nụ cười thật tươi.
Hôm nay là một ngày thật đặc biệt đối với thư viện trường tôi, ngày đón nhận quyết định trao tặng thư viện thông minh do tập đoàn Samsung tài trợ. Thế là lũ học trò trường tôi lại có thêm điều kiện và cơ hội để được học tập, được tiếp xúc với những giá trị văn minh đỉnh cao của nhân loại dễ dàng và thuận tiện hơn. Cũng vì thế mà chúng tôi có thể hoàn thành công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn. Và ắt hẳn, thư viện trường luôn là thế giới lý tưởng của khoa học, tri thức và những giá trị văn minh.
Thầy Hồng Quang – Tổ sử - Công tác viên thư viện
CHÚNG TÔI, THÀNH VIÊN TÍCH CỰC CỦA
“DỰ ÁN THƯ VIỆN THÔNG MINH SAMSUNG”
GV. CẢNH BỘ
(Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền)

Cách nay tròn một năm, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chính thức tiếp nhận gói quà tặng gồm các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, tài nguyên sách trực tuyến, thiết kế không gian thân thiện, huấn luyện kĩ thuật nghiệp vụ cho nhân viên, … để nâng cấp chất lượng thư viện thuộc“Dự án Thư viện Thông minh” do công ty Samsung Vina tài trợ. Từ đó, “sắc hương” thư viện nhà trường trở nên sinh động, thú vị, hấp dẫn bạn đọc hơn. Người thụ hưởng tiện ích văn hóa – kĩ thuật ấy trước hết thuộc về số đông học sinhvà giáo viên chúng tôi.

Bên cạnh hoạt động mang hình ảnh quen thuộc, truyền thốngvẫn đang “nóng” lên mỗi sáng sáng chiều chiều trong không gian vật chất của thư viện, chúng tôi còn tha hồ thưởng thức những giá trị văn hóa trên không gian trực tuyến do Samsung Vina hào phóng cung cấp thông qua thẻ “E-book Thư viện Thông minh Samsung”, dùng phần mềm Ybook Reader chạy được trên hầu hết hệ điều hành thông dụng: Windows, iOS, Androids,... Đó mới quả thực là “thư viện thông minh” khổng lồ mà đại dương tri thức vô hạn đem đến cho mọi thành viên trong đại gia đình thuộc “Dự án Thư viện Thông minh” của “đại gia” Samsung!
Do hoàn cảnh riêng, dù ít khi trực tiếp hiện hữu ở thư viện trường, nhưng khá nhiều hoạt động liên quan đến “Dự án Thư viện Thông minh” tôi đều “có mặt”, hoặc với ý thức trách nhiệm, hoặc với tinh thần cầu tiến, nhưng chủ yếu là tự nguyện quan tâm.
Một năm trước, là một thành viên trong Ban chung khảo cuộc thi “Cuốn sách chúng ta không nên bỏ lỡ”, tôi đã không chỉ đọc hiểu, thẩm định, xếp hạng hàng trăm bài viết chọn lọc quy tụ từ các trường THCS, THPT thuộc “Dự án Thư viện Thông minh” trên toàn quốc, mà còn nghiền ngẫm, học hỏi, tự răn mình qua nội dung tư tưởng cụ thể, sâu sắc, đậm chất nhân văn và kĩ năng trình bày rõ ràng, chặt chẽ, sinh động, thuyết phục. Tôi thích thú, cảm phục với những “Bài văn giàu trải nghiệm nhất” (Trần Diệu My với “Heidi” của Johanna Spyri ; Đỗ Vũ Khánh Huyền với “Mặt dày tâm đen” của Chin-ning Chu) ; với những “Bài văn giàu cá tính nhất” (Bành Minh Khuê với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda ; Phạm Thùy Anh với “Ngàn dặm không mây” của Lý Nhuệ) ; với những “Bài văn có ý thức sáng tạo nhất” (Lê Việt Anh với “One Piece” của Oda Eiichiro ; Nguyễn Thị Huyền Trang với “ Cha, điểm tựa đời con” của Jack Canfield – Mark Victor Hansen) ; với những “Bài văn có kết cấu rõ ràng nhất” (Phạm Vy Thảo Ly với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” ; Vũ Linh Ngân với “Ba ơi, mình đi đâu?” của Jean Louis Fournier” ; và những “Bài văn mang tính thuyết phục cao nhất” (Vũ Ngọc Hoàn với “Không nơi nương tựa” của Dave Pelzer ; Phan Thị Quế Minh với “Chicken soup for the soul” của Jack Canfield – Mark Victor Hansen) ; … Và như thế, tôi không chỉ làm giám khảo mà còn là một độc giả, hơn vậy, một học trò chăm chỉ!...
Cuối năm rồi, là một thành viên Ban vận động dự thi và cũng là thành viên Ban giám khảo sơ tuyển nội bộ trường THPT Nguyễn Thượng Hiền về cuộc thi “Sáng tạo lại đoạn kết truyện cổ tích” thuộc “Dự án Thư viện Thông minh”, một lần nữa, tôi không khỏi ngỡ ngàng, thích thú với trí tưởng tượng phong phú, với sáng tạo độc đáo của các thí sinh đáng yêu. Ngẫu nhiên, lựa chọn được tập trung vào một số truyện: “Cô bé bán diêm”, “Tấm Cám”, “Thạch Sanh – Lí Thông”, Sự tích đá vọng phu”, … Vô tình, cuộc “tỉ thí” trở nên cạnh tranh nóng bỏng hơn ngay ở “sân nhà”! Tôi đặc biệt ấn tượng với kết truyện của các tác giả: Lưu Vĩnh Trinh, Dương Vân Ly, Tập thể 11CA, …Vì thế, tôi hi vọng, thầm tin, một số tác phẩm của các em sẽ “về đích” và bước lên đài vinh quang!...
Mới đây thôi, lấy ý tưởng từ các cuộc thi nhằm tôn vinh văn hóa đọc của Thư viện và Đoàn Thanh niên trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Thuyết trình về “Cuốn sách em yêu thích”), của “Dự án Thư viện Thông minh” thuộc Samsung Vina (“Cuốn sách chúng ta không nên bỏ lỡ”, “Đại sứ Thư viện Thông minh Samsung”), … kết hợp với yêu cầu chuyên môn rèn luyện kĩ năng làm văn Thuyết minh ở Học kì 2 lớp 10, tôi đã hướng dẫn và độngviên học sinh lớp mình “Viết bài văn (khoảng 4 trang giấy thi) giới thiệu một cuốn sách đã góp phần thay đổi thái độ sống của em”. Lần này, tôi “gặp lại” một số cuốn sách “được yêu thích nhất”, được “lựa chọn nhiều nhất” như từng kể tên ; nhưng điều “đáng giá” nhất là các em có cách lí giải, thuyết phục mang dấu ấn riêng, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng làm bài văn Thuyết minh về một cuốn sách. Nhiều học sinh của tôi cũng có lựa chọn cuốn sách khác gần gũi với tâm lí lứa tuổi: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Đảo mộng mơ” (Nguyễn Nhật Ánh), “Những lối về ấu thơ” (Phạm Công Luận – Đặng Nguyễn Đông Vy), “Dế Mèn phiêu lưu kí” (Tô Hoài), “Một lít nước mắt” (Aya Kito), “Thép đã tôi thế đấy” (Nikolai Ostropsky), “Quà tặng cuộc sống” (Dr Bernie S.Siegel), … Đọc bài viết của các em 10A3, tôi không thấy, hoặc có nhưng rất mờ nhạt, dấu vết của “văn mẫu”. Tôi tin và yêu thế giới tâm hồn hồn nhiên, trong sáng, vị tha, và dạt dào cảm xúc, khát vọng của học trò mình!...
Từ khi “Dự án Thư viện Thông minh” của Samsung Vina kết nối chặt chẽ với Thư viện trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, tôi đã luôn hợp tác, đồng hành, đã là một cộng tác viên tích cực. Tuy vậy, tôi cũng tự thấy rằng, mình vẫn chưa tìm hiểu, khám phá, tận dụng được nhiều tiện ích mà nền tảng “thư viện thông minh” đang ưu ái trọng đãi những thành viên “ngôi sao” !...

Đến lượt mình viết bài chia sẻ với “Thư Viện Thông Minh”, tôi muốn gởi đến “Samsung” nói chung, “Samsung Vina” nói riêng, thông điệp này: Thầy trò trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng, Sam sung không chỉ là thương hiệu toàn cầu nổi tiếng về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin điện tử mà còn là một gương mặt hội tụ và lan tỏa văn hóa đáng được trân trọng, vinh danh.
CHÚNG TÔI, THÀNH VIÊN TÍCH CỰC CỦA
“DỰ ÁN THƯ VIỆN THÔNG MINH SAMSUNG”
GV. CẢNH BỘ
(Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền)

Cách nay tròn một năm, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chính thức tiếp nhận gói quà tặng gồm các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, tài nguyên sách trực tuyến, thiết kế không gian thân thiện, huấn luyện kĩ thuật nghiệp vụ cho nhân viên, … để nâng cấp chất lượng thư viện thuộc“Dự án Thư viện Thông minh” do công ty Samsung Vina tài trợ. Từ đó, “sắc hương” thư viện nhà trường trở nên sinh động, thú vị, hấp dẫn bạn đọc hơn. Người thụ hưởng tiện ích văn hóa – kĩ thuật ấy trước hết thuộc về số đông học sinhvà giáo viên chúng tôi.

Bên cạnh hoạt động mang hình ảnh quen thuộc, truyền thốngvẫn đang “nóng” lên mỗi sáng sáng chiều chiều trong không gian vật chất của thư viện, chúng tôi còn tha hồ thưởng thức những giá trị văn hóa trên không gian trực tuyến do Samsung Vina hào phóng cung cấp thông qua thẻ “E-book Thư viện Thông minh Samsung”, dùng phần mềm Ybook Reader chạy được trên hầu hết hệ điều hành thông dụng: Windows, iOS, Androids,... Đó mới quả thực là “thư viện thông minh” khổng lồ mà đại dương tri thức vô hạn đem đến cho mọi thành viên trong đại gia đình thuộc “Dự án Thư viện Thông minh” của “đại gia” Samsung!
Do hoàn cảnh riêng, dù ít khi trực tiếp hiện hữu ở thư viện trường, nhưng khá nhiều hoạt động liên quan đến “Dự án Thư viện Thông minh” tôi đều “có mặt”, hoặc với ý thức trách nhiệm, hoặc với tinh thần cầu tiến, nhưng chủ yếu là tự nguyện quan tâm.
Một năm trước, là một thành viên trong Ban chung khảo cuộc thi “Cuốn sách chúng ta không nên bỏ lỡ”, tôi đã không chỉ đọc hiểu, thẩm định, xếp hạng hàng trăm bài viết chọn lọc quy tụ từ các trường THCS, THPT thuộc “Dự án Thư viện Thông minh” trên toàn quốc, mà còn nghiền ngẫm, học hỏi, tự răn mình qua nội dung tư tưởng cụ thể, sâu sắc, đậm chất nhân văn và kĩ năng trình bày rõ ràng, chặt chẽ, sinh động, thuyết phục. Tôi thích thú, cảm phục với những “Bài văn giàu trải nghiệm nhất” (Trần Diệu My với “Heidi” của Johanna Spyri ; Đỗ Vũ Khánh Huyền với “Mặt dày tâm đen” của Chin-ning Chu) ; với những “Bài văn giàu cá tính nhất” (Bành Minh Khuê với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda ; Phạm Thùy Anh với “Ngàn dặm không mây” của Lý Nhuệ) ; với những “Bài văn có ý thức sáng tạo nhất” (Lê Việt Anh với “One Piece” của Oda Eiichiro ; Nguyễn Thị Huyền Trang với “ Cha, điểm tựa đời con” của Jack Canfield – Mark Victor Hansen) ; với những “Bài văn có kết cấu rõ ràng nhất” (Phạm Vy Thảo Ly với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” ; Vũ Linh Ngân với “Ba ơi, mình đi đâu?” của Jean Louis Fournier” ; và những “Bài văn mang tính thuyết phục cao nhất” (Vũ Ngọc Hoàn với “Không nơi nương tựa” của Dave Pelzer ; Phan Thị Quế Minh với “Chicken soup for the soul” của Jack Canfield – Mark Victor Hansen) ; … Và như thế, tôi không chỉ làm giám khảo mà còn là một độc giả, hơn vậy, một học trò chăm chỉ!...
Cuối năm rồi, là một thành viên Ban vận động dự thi và cũng là thành viên Ban giám khảo sơ tuyển nội bộ trường THPT Nguyễn Thượng Hiền về cuộc thi “Sáng tạo lại đoạn kết truyện cổ tích” thuộc “Dự án Thư viện Thông minh”, một lần nữa, tôi không khỏi ngỡ ngàng, thích thú với trí tưởng tượng phong phú, với sáng tạo độc đáo của các thí sinh đáng yêu. Ngẫu nhiên, lựa chọn được tập trung vào một số truyện: “Cô bé bán diêm”, “Tấm Cám”, “Thạch Sanh – Lí Thông”, Sự tích đá vọng phu”, … Vô tình, cuộc “tỉ thí” trở nên cạnh tranh nóng bỏng hơn ngay ở “sân nhà”! Tôi đặc biệt ấn tượng với kết truyện của các tác giả: Lưu Vĩnh Trinh, Dương Vân Ly, Tập thể 11CA, …Vì thế, tôi hi vọng, thầm tin, một số tác phẩm của các em sẽ “về đích” và bước lên đài vinh quang!...
Mới đây thôi, lấy ý tưởng từ các cuộc thi nhằm tôn vinh văn hóa đọc của Thư viện và Đoàn Thanh niên trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Thuyết trình về “Cuốn sách em yêu thích”), của “Dự án Thư viện Thông minh” thuộc Samsung Vina (“Cuốn sách chúng ta không nên bỏ lỡ”, “Đại sứ Thư viện Thông minh Samsung”), … kết hợp với yêu cầu chuyên môn rèn luyện kĩ năng làm văn Thuyết minh ở Học kì 2 lớp 10, tôi đã hướng dẫn và độngviên học sinh lớp mình “Viết bài văn (khoảng 4 trang giấy thi) giới thiệu một cuốn sách đã góp phần thay đổi thái độ sống của em”. Lần này, tôi “gặp lại” một số cuốn sách “được yêu thích nhất”, được “lựa chọn nhiều nhất” như từng kể tên ; nhưng điều “đáng giá” nhất là các em có cách lí giải, thuyết phục mang dấu ấn riêng, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng làm bài văn Thuyết minh về một cuốn sách. Nhiều học sinh của tôi cũng có lựa chọn cuốn sách khác gần gũi với tâm lí lứa tuổi: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Đảo mộng mơ” (Nguyễn Nhật Ánh), “Những lối về ấu thơ” (Phạm Công Luận – Đặng Nguyễn Đông Vy), “Dế Mèn phiêu lưu kí” (Tô Hoài), “Một lít nước mắt” (Aya Kito), “Thép đã tôi thế đấy” (Nikolai Ostropsky), “Quà tặng cuộc sống” (Dr Bernie S.Siegel), … Đọc bài viết của các em 10A3, tôi không thấy, hoặc có nhưng rất mờ nhạt, dấu vết của “văn mẫu”. Tôi tin và yêu thế giới tâm hồn hồn nhiên, trong sáng, vị tha, và dạt dào cảm xúc, khát vọng của học trò mình!...
Từ khi “Dự án Thư viện Thông minh” của Samsung Vina kết nối chặt chẽ với Thư viện trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, tôi đã luôn hợp tác, đồng hành, đã là một cộng tác viên tích cực. Tuy vậy, tôi cũng tự thấy rằng, mình vẫn chưa tìm hiểu, khám phá, tận dụng được nhiều tiện ích mà nền tảng “thư viện thông minh” đang ưu ái trọng đãi những thành viên “ngôi sao” !...

Đến lượt mình viết bài chia sẻ với “Thư Viện Thông Minh”, tôi muốn gởi đến “Samsung” nói chung, “Samsung Vina” nói riêng, thông điệp này: Thầy trò trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng, Sam sung không chỉ là thương hiệu toàn cầu nổi tiếng về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin điện tử mà còn là một gương mặt hội tụ và lan tỏa văn hóa đáng được trân trọng, vinh danh.
PHONG PHÚ THƯ VIỆN TRƯỜNG TÔI

Là một giáo viên trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền tôi cảm thấy mình hạnh phúc khi được giảng dạy và các học trò của tôi được rèn luyện trong một môi trường hiện đại, năng động. Tôi đặc biệt yêu thích cách nhà trường tổ chức thư viện phục vụ tập thể giáo viên và học sinh, mà qua đây , tôi muốn được giới thiệu cho bạn đọc biết qua các tựa sách Tây Du Ký - Món ăn bài thuốc - English Preparation Resource Book .

Thư viện trường được bố trí đầy đủ theo các tiêu chuẩn : có bàn ghế, các kệ sách được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự môn học ( Tin Học - Tổng quát- Vật Lý - Văn học…), hệ thống đèn, quạt hợp lý tạo cảm giác thoải mái cho người vào xem. Thư viên được các em chọn làm nơi học nhóm, ôn thi. Nhưng tôi ấn tượng với sự phong phú của các danh mục sách cũng như các nhà xuất bản, tác giả, mà ắt hẳn, không dễ dàng mà bất kỳ trường học nào cũng có được. Một ví dụ: tác phẩm Tây Du Ký, nguyên tác Ngô Thừa Ân; dẫu đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt, nhưng một khi các bạn học sinh có cơ hội đọc, và nghiền ngẫm; thì sẽ hiểu thêm , thấm thêm về cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Chúng ta thấy rằng, thực chất năm tính cách trong Tây Du Ký có thể cùng lúc tồn tại trong một con người: Đường Tăng tuy cương trực nhưng dễ mắc sai lầm; Tôn Ngộ Không can đảm, tài ba; hay là sự phê phán thói xu nịnh, lười lao động của Bát Giới mang hình dạng kỳ khôi. Trong điều kiện yên tĩnh ở thư viên, học sinh sẽ có cơ hội ngẫm nghĩ nhiều hơn, bởi vì “ Văn là người”.

Biết được trong thời đại hội nhập, học sinh của chúng ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức; trong đó là các bằng cấp mang giá trị quốc tế như IELTS, TOEFL..v.v.. Thư Viện đã cung cấp khá đầy đủ sách luyện thi cho học sinh. Lấy ví dụ sách IELTS English Preparation Resource Book, Anna SHYKM có giá trị sử dụng rất cao. Sách được chia thành các Espisode (tập) theo các chủ đề. Ở mỗi tập như vậy, người ôn được làm quen với những cấu trúc ngữ pháp cần thiết, từ vựng. Tiếp đến, do có video kèm theo, người sử dụng có cơ hội luyện nghe; đọc với các script sẵn có. Sách có giá khá cao, nên việc được mượn trong 1 tuần sẽ giúp các em rất nhiều.

Thêm vào đó, sẽ thật thiếu sót nếu giáo viên hay học sinh quên đi sức khỏe của mình. Đặc biệt đối với các học sinh 12 đang ôn tập căng thẳng, với thới quen ăn uống không hợp lý, dễ mắc chứng đau dạ dày. Ở góc “Giới Thiệu sách”, tôi đã tìm được cuốn “ Món ăn bài thuốc” do tác giả Thu Gia viết ( Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin), trong đó, bệnh dạ dày- tá tràng được chữa bằng nhiều món ăn. Ví dụ: dùng 250 gram cải ngọt, rửa sạch, thái nhỏ; trộn với muối ngâm 10 phút. Sau đó ép lấy nước, thêm chút đường trắng chia làm 3 lần, uống hàng ngày khi đói bụng. Đây cũng là cách mà em dâu tôi thường sử dụng . Những sách về sức khỏe như trên thực sự rất thiết thực cho toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường.

Gần đây, thư viện đã cập nhật hệ thống “ Thư viện thông minh”, cho phép các em học sinh mượn, trả sách qua cổng điện tử; nâng cấp qua việc sử dụng thẻ thư viên. . Tôi hy vọng, với những điều kiện sẵn có như vậy, thầy trò trường NTH sẽ tiếp tục giữ vững truyền thống dạy và học của một ngôi trường chất lượng cao, viết thêm vào truyền thống đáng tự hào đã đi qua gần nửa thế kỷ.
Cô Đỗ Thị Hồng Mai - Tổ vật lý
PHONG PHÚ THƯ VIỆN TRƯỜNG TÔI

Là một giáo viên trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền tôi cảm thấy mình hạnh phúc khi được giảng dạy và các học trò của tôi được rèn luyện trong một môi trường hiện đại, năng động. Tôi đặc biệt yêu thích cách nhà trường tổ chức thư viện phục vụ tập thể giáo viên và học sinh, mà qua đây , tôi muốn được giới thiệu cho bạn đọc biết qua các tựa sách Tây Du Ký - Món ăn bài thuốc - English Preparation Resource Book .

Thư viện trường được bố trí đầy đủ theo các tiêu chuẩn : có bàn ghế, các kệ sách được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự môn học ( Tin Học - Tổng quát- Vật Lý - Văn học…), hệ thống đèn, quạt hợp lý tạo cảm giác thoải mái cho người vào xem. Thư viên được các em chọn làm nơi học nhóm, ôn thi. Nhưng tôi ấn tượng với sự phong phú của các danh mục sách cũng như các nhà xuất bản, tác giả, mà ắt hẳn, không dễ dàng mà bất kỳ trường học nào cũng có được. Một ví dụ: tác phẩm Tây Du Ký, nguyên tác Ngô Thừa Ân; dẫu đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt, nhưng một khi các bạn học sinh có cơ hội đọc, và nghiền ngẫm; thì sẽ hiểu thêm , thấm thêm về cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Chúng ta thấy rằng, thực chất năm tính cách trong Tây Du Ký có thể cùng lúc tồn tại trong một con người: Đường Tăng tuy cương trực nhưng dễ mắc sai lầm; Tôn Ngộ Không can đảm, tài ba; hay là sự phê phán thói xu nịnh, lười lao động của Bát Giới mang hình dạng kỳ khôi. Trong điều kiện yên tĩnh ở thư viên, học sinh sẽ có cơ hội ngẫm nghĩ nhiều hơn, bởi vì “ Văn là người”.

Biết được trong thời đại hội nhập, học sinh của chúng ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức; trong đó là các bằng cấp mang giá trị quốc tế như IELTS, TOEFL..v.v.. Thư Viện đã cung cấp khá đầy đủ sách luyện thi cho học sinh. Lấy ví dụ sách IELTS English Preparation Resource Book, Anna SHYKM có giá trị sử dụng rất cao. Sách được chia thành các Espisode (tập) theo các chủ đề. Ở mỗi tập như vậy, người ôn được làm quen với những cấu trúc ngữ pháp cần thiết, từ vựng. Tiếp đến, do có video kèm theo, người sử dụng có cơ hội luyện nghe; đọc với các script sẵn có. Sách có giá khá cao, nên việc được mượn trong 1 tuần sẽ giúp các em rất nhiều.

Thêm vào đó, sẽ thật thiếu sót nếu giáo viên hay học sinh quên đi sức khỏe của mình. Đặc biệt đối với các học sinh 12 đang ôn tập căng thẳng, với thới quen ăn uống không hợp lý, dễ mắc chứng đau dạ dày. Ở góc “Giới Thiệu sách”, tôi đã tìm được cuốn “ Món ăn bài thuốc” do tác giả Thu Gia viết ( Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin), trong đó, bệnh dạ dày- tá tràng được chữa bằng nhiều món ăn. Ví dụ: dùng 250 gram cải ngọt, rửa sạch, thái nhỏ; trộn với muối ngâm 10 phút. Sau đó ép lấy nước, thêm chút đường trắng chia làm 3 lần, uống hàng ngày khi đói bụng. Đây cũng là cách mà em dâu tôi thường sử dụng . Những sách về sức khỏe như trên thực sự rất thiết thực cho toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường.

Gần đây, thư viện đã cập nhật hệ thống “ Thư viện thông minh”, cho phép các em học sinh mượn, trả sách qua cổng điện tử; nâng cấp qua việc sử dụng thẻ thư viên. . Tôi hy vọng, với những điều kiện sẵn có như vậy, thầy trò trường NTH sẽ tiếp tục giữ vững truyền thống dạy và học của một ngôi trường chất lượng cao, viết thêm vào truyền thống đáng tự hào đã đi qua gần nửa thế kỷ.
Cô Đỗ Thị Hồng Mai - Tổ vật lý
HỘI “TÌNH NGUYỆN VIÊN HỖ TRỢ CÔNG TÁC THƯ VIỆN”

Mới cách đây vài năm thôi, thư viện trường mình vẫn là một thư viện đóng, truyền thống. Để giúp cô thủ thư phục vụ bạn đọc kịp thời, một nhóm bạn học sinh yêu thích sách thành lập hội "Tình nguyện viên hỗ trợ thư viện". Hội tự phát thôi, nhưng hoạt động chuyên cần, đều tay và đáng yêu vô cùng! Các giờ giải lao, chuông vừa reo là các bạn ấy đã có mặt ở thư viện, đứa hướng dẫn các bạn học sinh ghi phiếu mượn, bạn tìm sách theo yêu cầu bạn đọc, người hướng dẫn ghi sổ mượn, trả, bạn cất sách vào kho... Tất cả như con thoi, liền tay, liền chân, liền miệng, 20 phút giải lao mướt mồ hôi mà đứa nào cũng vui vẻ, toe toét tươi cười... Không khí nhóm cứ như một gia đình nhỏ, ấm áp lắm... Giờ giải lao sau đứa nào không xuống được là dặn dò: "Tiết sau kiểm tra con tranh thủ ôn bài không xuống được, mai con lại xuống nha cô!"...
Thư viện giờ đã khang trang... Thư viện mở, trang thiết bị hiện đại, công cụ quản lý mạnh hơn, phục vụ bạn đọc tốt hơn, nhưng không có nghĩa là không cần đến "Hội tình nguyện hỗ trợ thư viện" đâu nhé! Mỗi bạn đọc là một tình nguyện viên tuyên truyền ý thức tự trọng, tự phục vụ trong một thư viện mở văn minh. Bạn nào khéo tay có thể giúp cô thủ thư trang trí các bảng tin thư viện thêm bắt mắt thu hút bạn đọc. Các bạn yêu sách, yêu tri thức có thể cùng điểm sách, giới thiệu các cuốn sách hay hoặc đề xuất các ý tưởng để hoạt động thư viện sinh động và hiệu quả hơn...
Các bạn học sinh yêu sách, chúng ta lại cùng lập hội nhé!
Cô Huyền Trâm - GV Toán
HỘI “TÌNH NGUYỆN VIÊN HỖ TRỢ CÔNG TÁC THƯ VIỆN”

Mới cách đây vài năm thôi, thư viện trường mình vẫn là một thư viện đóng, truyền thống. Để giúp cô thủ thư phục vụ bạn đọc kịp thời, một nhóm bạn học sinh yêu thích sách thành lập hội "Tình nguyện viên hỗ trợ thư viện". Hội tự phát thôi, nhưng hoạt động chuyên cần, đều tay và đáng yêu vô cùng! Các giờ giải lao, chuông vừa reo là các bạn ấy đã có mặt ở thư viện, đứa hướng dẫn các bạn học sinh ghi phiếu mượn, bạn tìm sách theo yêu cầu bạn đọc, người hướng dẫn ghi sổ mượn, trả, bạn cất sách vào kho... Tất cả như con thoi, liền tay, liền chân, liền miệng, 20 phút giải lao mướt mồ hôi mà đứa nào cũng vui vẻ, toe toét tươi cười... Không khí nhóm cứ như một gia đình nhỏ, ấm áp lắm... Giờ giải lao sau đứa nào không xuống được là dặn dò: "Tiết sau kiểm tra con tranh thủ ôn bài không xuống được, mai con lại xuống nha cô!"...
Thư viện giờ đã khang trang... Thư viện mở, trang thiết bị hiện đại, công cụ quản lý mạnh hơn, phục vụ bạn đọc tốt hơn, nhưng không có nghĩa là không cần đến "Hội tình nguyện hỗ trợ thư viện" đâu nhé! Mỗi bạn đọc là một tình nguyện viên tuyên truyền ý thức tự trọng, tự phục vụ trong một thư viện mở văn minh. Bạn nào khéo tay có thể giúp cô thủ thư trang trí các bảng tin thư viện thêm bắt mắt thu hút bạn đọc. Các bạn yêu sách, yêu tri thức có thể cùng điểm sách, giới thiệu các cuốn sách hay hoặc đề xuất các ý tưởng để hoạt động thư viện sinh động và hiệu quả hơn...
Các bạn học sinh yêu sách, chúng ta lại cùng lập hội nhé!
Cô Huyền Trâm - GV Toán
Trường: THPT Nguyễn Thượng Hiền
Giáo viên: Phùng Thị Hoàn
Tổ: Ngữ Văn

Thư viện trường tôi!

Mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc công tác tại trường, chắc hẳn sẽ có những kỉ niệm thân thương, tình cảm yêu mến đối với ngôi trường mình đã gắn bó. Là một giáo viên mới công tác ở trường nhưng tôi đã có rất nhiều ấn tượng về ngôi trường. Với tôi, ngôi trường không chỉ có những người Thầy, người Cô, người đồng nghiệp lái con thuyền mơ ước cập bến và những người học trò tinh nghịch, hồn nhiên mà còn đong đầy những kỉ niệm, tình yêu nơi thư viện trường tôi - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền thân thương!
Trường tôi tọa lạc tại ngã tư Bảy Hiền thuộc phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thượng Hiền là ngôi trường có bề dày truyền thống, là cái nôi dạy tốt, học tốt, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Bởi vậy, được công tác ở trường chính là niềm vinh dự, tự hào với tôi.
Trước kia khi nghĩ đến thư viện thì có người cho rằng thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là nơi chứa đựng những cuốn sách cũ kĩ, cổ hủ về nội dung. Đây là một quan niệm sai lầm. Các bạn hãy đến với thư viện trường tôi để được hòa mình vào ngôi nhà tri thức này.
Bước chân vào thư viện chúng ta sẽ cảm nhận được đây chính là ngôi nhà mơ ước, có phép màu kỳ diệu để chúng ta bắt đầu cuộc hành trình tìm tòi. Dù trong hoàn cảnh nào, Ban Giám Hiệu nhà trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đã có cố gắng rất nhiều trong việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Thư viện rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh luôn là nơi lý tưởng để các Thầy Cô và học sinh tới. Đặc biệt, thư viện mở với hệ thống máy tính nối mạng Internet, hệ thống thư viện thông minh đã giúp ích cho bạn đọc rất nhiều trong việc tra cứu thông tin. Cùng với đó là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng về các chuyên ngành khác nhau như triết học, tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao và có rất nhiều cuốn tử điển bổ ích thuộc chuyên môn khác nhau như văn học, toán học, sinh học...
Với tôi, thư viện giống như một dòng sông lịch sử, đưa những tri thức từ quá khứ đến tương lai, từ đó giúp tôi vượt qua mọi trở ngại về không gian, thời gian để đến những chân trời tri thức mới. Mỗi khi, tìm đọc một cuốn sách khác nhau thì trong tôi có bao nhiêu điều mới mẻ, thú vị, dường như nó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bản thân và có thêm những kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, làm giàu trí tưởng tượng và hiểu bài. Từ đó, tôi càng hiểu hơn ý nghĩa câu nói của Đi Đơ Rô treo trên cửa thư viện “Ngừng đọc sách tức là ngừng tư duy”.
Thư viện không chỉ là nơi cung cấp phòng đọc, phòng tự học, các nguồn tài liệu khác nhau mà còn là nơi để chúng ta học nhóm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập giữa các bạn học sinh trong trường.
Đến thư viện trường tôi, các bạn sẽ càng say mê học tập hơn bởi các Thầy Cô cũng như các bạn học sinh luôn miệt mài nghiên cứu tài liệu. Giờ ra chơi, thư viện hầu như đã kín chỗ, họ giống như những con ong chăm chỉ, những nhà khoa học đang chăm chú với cuốn sách trên tay. Như vậy, thư viện chính là nơi chắp cánh mơ ước cho chúng ta. Bởi vậy, G.V.Leibniz đã đánh giá rất cao về thư viện “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”.
Ở thư viện, tôi không chỉ học được những tri thức quý báu trong sách vở mà còn học được cách sống ngoài xã hội. Cán bộ thư viện luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn mọi người cách mượn và trả sách đúng quy định. Đặc biệt, chúng ta còn học được ở đây rất nhiều điều bổ ích đó là tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tính tiết kiệm của cán bộ thư viện. Những cuốn sách được sắp xếp theo từng chủ đề, theo thứ tự trước sau để bạn đọc dễ tìm thấy. Bàn ghế được xếp ngay ngắn, không khí thoáng mát, sạch sẽ bởi không được xả rác bừa bãi. Cán bộ thư viện rất tiết kiệm điện cho nhà trường, mỗi khi bạn đọc ra khỏi phòng thì những thiết bị quạt không dùng đều được tắt chống lãng phí...
Với tôi, thư viện là hai từ rất ngắn gọn nhưng gần gũi và thân thương, đem lại cho tôi nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích . Bởi vậy, tôi rất yêu mến thư viện và thầm cảm ơn nhà trường đã cho chúng tôi một môi trường tốt.
Trường: THPT Nguyễn Thượng Hiền
Giáo viên: Phùng Thị Hoàn
Tổ: Ngữ Văn

Thư viện trường tôi!

Mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc công tác tại trường, chắc hẳn sẽ có những kỉ niệm thân thương, tình cảm yêu mến đối với ngôi trường mình đã gắn bó. Là một giáo viên mới công tác ở trường nhưng tôi đã có rất nhiều ấn tượng về ngôi trường. Với tôi, ngôi trường không chỉ có những người Thầy, người Cô, người đồng nghiệp lái con thuyền mơ ước cập bến và những người học trò tinh nghịch, hồn nhiên mà còn đong đầy những kỉ niệm, tình yêu nơi thư viện trường tôi - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền thân thương!
Trường tôi tọa lạc tại ngã tư Bảy Hiền thuộc phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thượng Hiền là ngôi trường có bề dày truyền thống, là cái nôi dạy tốt, học tốt, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Bởi vậy, được công tác ở trường chính là niềm vinh dự, tự hào với tôi.
Trước kia khi nghĩ đến thư viện thì có người cho rằng thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là nơi chứa đựng những cuốn sách cũ kĩ, cổ hủ về nội dung. Đây là một quan niệm sai lầm. Các bạn hãy đến với thư viện trường tôi để được hòa mình vào ngôi nhà tri thức này.
Bước chân vào thư viện chúng ta sẽ cảm nhận được đây chính là ngôi nhà mơ ước, có phép màu kỳ diệu để chúng ta bắt đầu cuộc hành trình tìm tòi. Dù trong hoàn cảnh nào, Ban Giám Hiệu nhà trường THPT Nguyễn Thượng Hiền đã có cố gắng rất nhiều trong việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh. Thư viện rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh luôn là nơi lý tưởng để các Thầy Cô và học sinh tới. Đặc biệt, thư viện mở với hệ thống máy tính nối mạng Internet, hệ thống thư viện thông minh đã giúp ích cho bạn đọc rất nhiều trong việc tra cứu thông tin. Cùng với đó là nguồn tài liệu hết sức phong phú, đa dạng về các chuyên ngành khác nhau như triết học, tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao và có rất nhiều cuốn tử điển bổ ích thuộc chuyên môn khác nhau như văn học, toán học, sinh học...
Với tôi, thư viện giống như một dòng sông lịch sử, đưa những tri thức từ quá khứ đến tương lai, từ đó giúp tôi vượt qua mọi trở ngại về không gian, thời gian để đến những chân trời tri thức mới. Mỗi khi, tìm đọc một cuốn sách khác nhau thì trong tôi có bao nhiêu điều mới mẻ, thú vị, dường như nó làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của bản thân và có thêm những kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, làm giàu trí tưởng tượng và hiểu bài. Từ đó, tôi càng hiểu hơn ý nghĩa câu nói của Đi Đơ Rô treo trên cửa thư viện “Ngừng đọc sách tức là ngừng tư duy”.
Thư viện không chỉ là nơi cung cấp phòng đọc, phòng tự học, các nguồn tài liệu khác nhau mà còn là nơi để chúng ta học nhóm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm học tập giữa các bạn học sinh trong trường.
Đến thư viện trường tôi, các bạn sẽ càng say mê học tập hơn bởi các Thầy Cô cũng như các bạn học sinh luôn miệt mài nghiên cứu tài liệu. Giờ ra chơi, thư viện hầu như đã kín chỗ, họ giống như những con ong chăm chỉ, những nhà khoa học đang chăm chú với cuốn sách trên tay. Như vậy, thư viện chính là nơi chắp cánh mơ ước cho chúng ta. Bởi vậy, G.V.Leibniz đã đánh giá rất cao về thư viện “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”.
Ở thư viện, tôi không chỉ học được những tri thức quý báu trong sách vở mà còn học được cách sống ngoài xã hội. Cán bộ thư viện luôn luôn vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn mọi người cách mượn và trả sách đúng quy định. Đặc biệt, chúng ta còn học được ở đây rất nhiều điều bổ ích đó là tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tính tiết kiệm của cán bộ thư viện. Những cuốn sách được sắp xếp theo từng chủ đề, theo thứ tự trước sau để bạn đọc dễ tìm thấy. Bàn ghế được xếp ngay ngắn, không khí thoáng mát, sạch sẽ bởi không được xả rác bừa bãi. Cán bộ thư viện rất tiết kiệm điện cho nhà trường, mỗi khi bạn đọc ra khỏi phòng thì những thiết bị quạt không dùng đều được tắt chống lãng phí...
Với tôi, thư viện là hai từ rất ngắn gọn nhưng gần gũi và thân thương, đem lại cho tôi nhiều bài học, kinh nghiệm bổ ích . Bởi vậy, tôi rất yêu mến thư viện và thầm cảm ơn nhà trường đã cho chúng tôi một môi trường tốt.